Bài hát của Nguyễn Đình Nghĩa

Cảm âm, hợp âm, tabs những bài hát của nghệ sĩ Nguyễn Đình Nghĩa

Nguyễn Đình Nghĩa

Nguyễn Đình Nghĩa
a few seconds ago0 Views 0 songs

Nguyễn Đình Nghĩa (1940 - 2005). Năm 1958-1960 đã nổi tiếng và mệnh danh là Tiếng Sáo Thần. Ông chuyên sử dụng động tiêu, sáo trúc, đàn bầu, đàn tranh, đàn T'rưng.

Thời trẻ sáng tác ca khúc cùng vợ là nhà văn Trịnh Thị Diệu Tân: Sương Khuya, Giọt Lệ Tình, Nỗi Buồn Thiếu Phụ.... Sáng tác 2 bài độc tấu sáo Phụng VũThần Triều. Bài Phụng Vụ đoạt giải âm nhạc của Đại Hội Âm Nhạc của các đảo Á Châu năm 1963.

Ông dạy trường Quốc Gia Âm Nhạc và môn Quốc Nhạc trường Đại Học Vạn Hạnh - Hoạt động trong Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương và phụ trách nhiều chương trình thơ nhạc của các đài phát thanh - Đại diện phái đoàn âm nhạc Việt Nam trình diễn tại các nước Á Châu và Âu Châu - Singapore năm 1964, International Folk Music Asian Festival - Thailand năm 1966, được Hoàng Gia Thái với lời mời của Hoàng Hậu Sarakit, trình diễn Palais Royal - 1966, trình diễn tại Kulalam (Malaysia) - 1969 tại Paris và trình diễn vòng quanh Pháp: Toulouse, Nice, Marseille, Bordeau, Pesencon, Lille, và Sweaden (Suisse) - 1972 tại Phillipines - National House of the President Marcos - 1972 đại diện Quốc Gia trình diễn tại Cambodia - 1973 được Quốc Vương Lào mời trình diễn tại That Luong - Sản xuất sáo trúc và sáo gỗ  - Sản xuất băng nhạc, băng sáo, cải lương - Viết sách Tự Học Thổi Sáo, tái bản nhiều lần, dịch sách Tự Học Harmonica - Đóng kịch phim: "Đời Võ Sĩ", "Đời Phóng Viên" - Mở lớp dạy nhạc, đào tạo nhiều môn sinh - Hợp tác với bác sĩ Đào Duy Anh thành lập ban nhạc Bách Việt - Sau năm 1975 vì là thành phần miền Nam, Ông không được trình diễn, Ông chuyển sang nghiên cứu, lên vùng Cao tìm tòi các nhạc cụ dân tộc - Cải tiến đàn T'rưng một cột hơi ra hai cột hơi, mở rộng từ 1 bát độ nguyên thủy thành 4 bát độ, đàn T'rưng bass, mở 3 âm vực, 3 bát độ - Cải tiến sáo trúc từ 6 lỗ bấm ra 11 lỗ, 16 lỗ, có thể trình tấu nhạc cổ điển, note thăng giáng, đồng thời vẫn thổi được nhạc ngũ cung mà không mất âm sắc của cây sáo nguyên thủy - Viết nhạc phim "Học Làm Tổ" - Viết "Ngày Hội Lập Buông" cho cây đàn T'rưng cải tiến

- Sang Mỹ tháng 7 năm 1984, giới truyền thông đã giới thiệu Ông trên NBC News, CBS News. Ký giả Mỹ Stella Dawson của Northern Virginia Sun ví Ông như Jean-Pierre Rampal (Nghệ Sĩ Độc Tấu Sáo người Pháp) của âm nhạc Việt Nam

- Cùng gia đình biểu diễn và giảng dạy nhiều niên khoá học của Visual Arts Program thuộc Arlington County và Fairfax County Virginia. Trình diễn nhiều show trên đài số 26, 33, 50, 54.

- Cùng gia đình trình diễn tại hàng trăm hý viện trên nhiều tiểu bang tại Mỹ, Canada: Wolf Trap, Kennedy Center, Carnegie Hall, New York, Liberty of Congress tại Washington DC, International Folk Festival tại Glen Echo Park.... Về sau Ông chuyển qua sáng tác nhạc Thiền: Cầu Vòng Ngũ Sắc, Hành Vân, Lời Của Một Giòng Sông (bài thiền của vua Lý Thái Tôn), Tiếng Kệ Bên Trời, Lời Hát Kệ

- Nghiên cứu để làm lại đàn đá, đàn lửa đã thất truyền của người Vân Kiều.

- Chuyển hướng nhạc Thiền, dự định làm CD Thiền và những bài nhạc Tiền Chiến, "Mozzart on Bamboo", "Christmas on Bamboo", Thánh Ca qua nhạc cụ dân tộc.

Theo wikipedia.org