Bài hát của Giáng Son - trang 2
Cảm âm, hợp âm, tabs những bài hát của nghệ sĩ Giáng Son - trang 2
Giáng Son
Sinh ra trong gia đình có truyền thống biểu diễn và nghiên cứu chèo, nhưng từ nhỏ Giáng Son đã được hướng theo âm nhạc Tây Phương. Giờ đây, chính những giai điệu mang âm hưởng dân tộc của Giấc mơ trưa, Chút nắng vàng bay... đã mang lại tên tuổi cho cô kể từ Bài hát Việt 2005 với giải Nhạc sĩ ấn tượng. Đa dạng trong phong cách sáng tác, điều đó được chứng minh qua album đầu tay Giáng Son với ca khúc mang âm hưởng dân gian, cổ điển, jazz - blues, jazz - rock và eletronica.
Khi Giáng Son tham gia lập nhóm Năm giòng kẻ, mặc dù bố mẹ chị chỉ muốn con gái trở thành cô giáo nhưng không ngăn cản. Khi chị quyết định tách ra khỏi nhóm, bố mẹ chị cũng không truy hỏi lý do và luôn bên cạnh động viên. Đều là những người trong nghề và sẵn sàng ủng hộ con gái, nhưng có lẽ cha mẹ Giáng Son không nghĩ rằng, chị có thể theo đuổi nhóm nhạc lâu như thế.
Chị nhớ, “Ban đầu, bọn mình lập ban nhạc gồm toàn nữ, chủ yếu biểu diễn phục vụ sàn nhảy. Ban nhạc mang tên Độc đáo, gồm có bốn thành viên: 2 oóc, 1 guitar bass với những Giáng Son, Lan Hương, Hồng Ngọc, Linh Nga, Thanh Hà (sau này Thanh Hà ra thì Lưu Thiên Hương vào thay thế). Năm 1998, khi có Liên hoan các ban nhạc sinh viên toàn quốc, bọn mình đã đăng ký tham gia. Nhưng vì muốn có thêm một giọng ca nữa góp mặt, bọn mình đã mời thêm Lan Hương. Lúc này ban nhạc đã có năm thành viên. Trong Liên hoan đó, với vai trò là một Nhạc sĩ sáng tác, mình đã được giải “Tác giả trẻ suất sắc nhất” và ban nhạc đoạt giải 3 đồng đội. Sau khi đoạt giải một thời gian, vì điều kiện kinh tế ban nhạc của bọn mình đã không thể duy trì mà chuyển hướng sang lập nhóm nhạc, như thế cho đơn giản và không phải đầu tư về nhạc cụ”. Nhóm nhạc của chị lấy tên là Du ca. Sau đó, Du ca nhận sự đỡ đầu của nhạc sĩ Ngọc Đại và ông nói phải đổi tên nhóm. Lý do: Du ca trùng tên với nhóm Du ca đồng nội của nhạc sĩ Trần Tiến. Hơn nữa, chất nhạc của nhóm khi đó mang chất trữ tình nhạc trẻ hơn là chất du ca. Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo là người được mời đặt lại tên cho nhóm và Năm dòng kẻ ra đời với ý nghĩa là “một khuôn nhạc”. Rất vô tình, hình ảnh của nhóm luôn là năm cô gái, dù phải trải qua rất nhiều thay đổi, người đi kẻ ở nhưng nó mãi gắn với nhóm nhạc như một định mệnh. Chính vì thế, mặc nhiên ai cũng nghĩ Năm dòng kẻ là tương ứng với năm thành viên chứ không ai biết ý nghĩa đích thực tên của nhóm là gì. Bởi vậy, nhóm đã gặp rất nhiều rắc rối khi đi diễn, nhất là vào hôm nào đó, chẳng may có một thành viên có việc đột xuất nghỉ diễn. Thậm chí, nếu có một thành viên tách khỏi nhóm thì những thành viên còn lại phải chờ kết nạp đủ con số năm mới có thể tiếp tục xuất hiện trước công chúng. Đã không ít lần, hai thành viên kỳ cựu của nhóm là Giáng Son và Lan Hương muốn bỏ ngang vì mệt mỏi. Mỗi lần thay đổi thành viên, họ lại phải tập lại bài, may lại quần áo, tập lại các vũ điệu… Thời điểm đó ở Hà Nội cũng không có nhiều điểm diễn, nên đôi khi thấy nhóm cứ ỳ ra. Nhưng có lẽ bởi là cái nghiệp và niềm đam mê, mà họ đã duy trì nhóm tới bây giờ… Không phải là những cô gái bảo thủ, nhưng mọi thành viên của Năm dòng kẻ những năm 2002 chẳng bao giờ có ý định rời Hà Nội, tới một nơi khác lập nghiệp. Nhưng vô tình, ý kiến của một người bạn đã tác động đến suy nghĩ của các cô gái của nhóm nhạc này. Ban đầu nhóm chỉ có dự định vào làm đĩa để làm kỷ niêm, sau đó “giải tán” nhóm. Số tiền “bỏ lợn” của nhóm đã chia ra từng khoản: tiền làm đĩa, thuê nhà, chi tiêu… dự định dùng trong một tháng, nhưng vào đó… chưa kịp làm gì đã hết tiền. Nhạc sĩ Tuấn Khanh là người đầu tiên giúp đỡ nhóm trong những ngày đầu khó khăn, bỡ ngỡ ở Sài Gòn. Anh giới thiệu nhóm tới một số địa điểm, trong đó có Tiếng tơ đồng. Nhưng khi tới đây, nhóm đã bị chê là… trang phục quá tồi. Thế là một lần nữa, Năm dòng kẻ phải thay đổi toàn bộ, cả trang phục và phong cách biểu diễn. Bên cạnh những bài của nhóm, Năm dòng kẻ còn phải hát thêm những bài hát mới, hợp với phong cách chính của nhóm là pop trữ tình… Khi nhóm đã nhận được sự phản hồi tốt từ phía khán giả thì cũng là lúc mà Giáng Son phải đối diện với những khó khăn của chính bản thân. Chị không thể bỏ trường để chuyên tâm đi biểu diễn, bởi sự nghiệp chính của chị là sáng tác. Giai đoạn đầu, để giữ hình ảnh của nhóm, Giáng Son luôn có mặt trong những show diễn lớn. Nhưng rồi, chị không thể cố gắng được bởi chị không đủ kinh phí để chi trả cho những chuyến đi đi lại lại giữa hai miền. Hơn nữa, khi ở Hà Nội, Giáng Son không thể tham gia bàn bạc, tập bài thường xuyên được với nhóm, vì thế, chị nghĩ, đến lúc phải chia tay… Nghiệp cầm ca phải thức khuya nên dậy muộn, rồi liên tiếp vòng quay những lịch tập, lịch diễn khiến Giáng Son không còn khoảng thời gian tĩnh lặng để viết. Dẫu vậy, chị vẫn nhớ những ngày tháng rong ruổi cùng.Năm dòng kẻ và không hề nuối tiếc khoảng thời gian đã có. Nếu Mưa là ca khúc đầu tiên đánh dấu bước đường sáng tác của Giáng Son thì Giấc mơ trưa là bài hát đầu tiên được dựng sau khi chị tách nhóm.
Hiện Giáng Son đang tập trung để hoàn thành CD mới, gồm những bài hát của chị. Trong đó có chùm năm bài mới do Nguyễn Vĩnh Tiến soạn lời mà chị rất yêu thích, được sáng tác theo phong cách jazz, blu, sing như: Trôi trong gương, Giấc mơ trưa, Bóng tối jazz, Nếp ngày, Chút nắng vàng bay…(trong đó có Giấc mơ trưa và Chút nắng vàng bay đã công bố).
Bên cạnh đó còn có những bài mới khác như Phố khuya và bài Khát (bài này được phổ thơ Nguyễn Trọng Tạo và Vi Thùy Linh từ những năm 1999 nhưng bây giờ mới đưa ra). CD sẽ có sự góp mặt của những giọng ca Mỹ Lệ, Tùng Dương, Khánh Linh và Nguyên Thảo – một giọng ca trẻ, đang được chú ý tại TP Hồ Chí Minh. Công việc và những dự án mới luôn cuốn chị đi, nhưng mơ ước về một mái ấm của riêng mình vẫn luôn được ấp ủ như một ngọn lửa nồng giấu trong tim. Ngọn lửa đó giúp chị có nhiều cảm xúc hơn trong sáng tác. Hy vọng “cơn gió lành” sẽ nhanh xuất hiện và thổi bùng lên những tình khúc yêu đương trong seri tác phẩm mới của nhạc sĩ Giáng Son trong thời gian tới…