Bài hát của Abba - trang 3

Cảm âm, hợp âm, tabs những bài hát của nghệ sĩ Abba - trang 3

Abba

Abba
a few seconds ago0 Views 0 Bài hát

ABBA (1972–1982) là một ban nhạc pop Thụy Điển. Tên của ban nhạc do tập hợp các chữ đầu tên của bốn thành viên tạo thành: Agnetha Fältskog, Björn Ulvaeus, Benny Andersson Anni-Frid Lyngstad. ABBA là một trong những ban nhạc thành công nhất trong lịch sử âm nhạc. Tính đến nay, ABBA đã tiêu thụ được gần 370 triệu đĩa và mỗi năm họ tiêu thụ được từ 2 đến 4 triệu đĩa.

Agnetha Fältskog (SN 1950) bắt đầu sự nghiệp ca hát năm 17 tuổi. Bà đặc biệt nổi tiếng với 2 đĩa Jag Var Sa Kar và Utan Dej (bán chạy hơn các đĩa của The Beatles ở Thụy Điển). Bà sở hữu chất giọng cao, trong. Bà là một trong hai ca sĩ chính, là linh hồn của ban nhạc.
Björn Ulvaeus (SN 1945) là cựu thành viên của The Hootenanny Singers (ban nhạc nổi tiếng của Thụy điển). Ông lập gia đình với Agnetha vào năm 1970. Ông là người sáng tác chính của ABBA.
Benny Andersson (SN 1946) là cựu thành viên của The Hep Stars (ban nhạc được coi như The Beatles của Thụy Điển). Ông là người sáng tác các bài hát cho ABBA.
Anni-Frid Lyngstad (SN 1945) (tên gọi thân mật là Frida) bắt đầu sự nghiệp ca hát năm 13 tuổi. Bà đã từng đoạt giải trong cuộc thi Eurovision ở Thụy điển. Bà lập gia đình với Benny vào năm 1979. Khác với Agnetha, bà sở hữu chất giọng trầm và truyền cảm. Bà là một trong hai ca sĩ chính của ban nhạc.

Năm 1970, Bjorn và Benny hợp tác cho ra đời album "Lucka", rất thành công ở Thụy Điển. Cũng trong năm đó Bjorn quen Agnetha trong một lần thu hình ở bờ biển phía tây và tình yêu đã nảy nở trong họ, Benny và Frida quen nhau trong một lần thu thanh. Vì Bjorn và Benny đã từng hợp tác với nhau nên không lâu sau, người ta thấy hai cặp Bjorn-Agnetha và Benny-Frida làm việc rất ăn ý và điệu nghệ. Tháng 4 năm 1971, Bjorn, Benny, Agnetha hợp thành tam ca chuyên đi hát ở các công viên, họ đã gặp Stig Anderson (ông bầu của ABBA sau này). Sau khi nghe Bjorn, Benny, Agnetha hát, Stig Anderson đã nói "rồi 1 ngày nào đó, các bài hát của các bạn sẽ trở thành hit ở nhiều nước trên thế giới" và ông quyết định hợp tác với họ. Tháng 7 năm 1971, Agnetha và Bjorn chính thức thành vợ chồng và dọn đến Vallentuna sinh sống. Rồi cặp Frida-Benny và Stig Anderson cũng dọn đến sống gần đó. Ý tưởng thành lập 1 ban nhạc để sáng tác và đàn ca chung đã khởi đầu từ đây.

Sang đến năm 1972, họ quyết định thành lập với ban nhạc với cái tên rất dài Björn & Benny, Agnetha & Anni-Frid và cho ra đời "đứa con" đầu tiên People need love. Bài hát đã đứng ở vị trí #17 trên bảng xếp hạng Thụy Điển và còn mấp mé nhảy lên vị trí #114 và #117 của bảng xếp hạng Cashbox singles chart và Record World's singles chart của Mỹ, đồng thời nó cũng giúp họ giành được tấm vé tham gia cuộc thi Eurovision.

Năm 1973, họ tham gia cuộc thi Eurovision với ca khúc Ring Ring. Tuy ca khúc chỉ dành hạng ba nhưng nó cũng đã rất nổi tiếng ở Bắc Âu. Cũng trong năm này họ cho ra album cùng tên cũng khá thành công.

ABBA thành lập

Năm 1974, họ đổi tên ban nhạc thành ABBA và cho ra đời ca khúc Waterloo được chơi theo thể loại "glam rock" và đến ngày 9 tháng 2 thì ca khúc này đã được phát đi trên toàn Thụy Điển. Cả nhóm bay sang Anh để dự tranh giải Eurovision. Vào ngày 6 tháng 9 năm 1974, ABBA đã giành chiến thắng trong cuộc thi Eurovision với ca khúc "Waterloo". Không những thế, Waterloo nhanh chóng trở thành hiện tượng trong làng nhạc trên thế giới lúc đó, nó đã trở thành ca khúc đầu tiên của ABBA đứng vị trí số 1 của các nước Anh, Đức, Australia và nhiều nước Châu Âu khác, riêng ở Mỹ nó chỉ đứng ở vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Mặc dù album cùng tên Waterloo chỉ đứng ở vị trí #145 ở Billboard 200 album chart nhưng được giới chuyên môn ở Mỹ đánh giá rất cao. Đồng thời đĩa đơn tiếp theo trong album này Honey Honey cũng đứng ở vị trí #27 trên Billboard Hot 100 và #2 trên bảng xếp hạng của Đức. Tuy nhiên, single "Honey Honey" lại không được thành công lắm ở Anh.

Abba - Nhạc phẩm Watterloo tham dự Eurovision 1974

Sau Eurovision

Vào tháng 12 năm 1974, ABBA bắt đầu chuyến lưu diễn xuyên Châu Âu đầu tiên, họ đã biểu diễn ở Đan Mạch, Tây Đức và Úc, nhưng kết quả lại không thành công như họ mong đợi.

Thất bại không làm họ nản chí, đầu năm 1975, họ tiếp tục tung ra đĩa đơn so long. Đĩa nhạc này đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng của Úc và Đức và cũng thành công ở nhiều nước Châu Âu khác nhưng nó lại thất bại thảm hại trên bảng xếp hạng của Anh và Mỹ. Sau đó, ABBA tiếp tục tung ra đĩa đơn I do I do I do I do, mặc dù đĩa đơn này lọt Top 5 của nhiều bảng xếp hạng thế giới như Thụy Điển, Đan Mach, Úc, và đạt vị trí #15 trên Billboard Hot 100, nhưng nó vẫn chỉ đứng ở vị trí khá khiêm tốn trên bảng xếp hạng Anh #38.

Thành công đã mỉm cười với ABBA khi họ tung ra đĩa đơn S.O.S. Nó đã đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng của Úc, Đức và Thụy Điển, đứng ở vị trí #6 trên bảng xếp hạng Anh, đồng thời cũng lọt vào trí #15 trên bảng xếp hạng Billboard hot 100 và #10 trên bảng Record world 100 single chart của Mỹ, đồng thời, album S.O.S của ABBA đã lọt vào được top album của Anh. Sau thành công vang dội của S.O.S, đĩa đơn Mamma mia tiếp tục làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng của Châu Âu và gây nên cơn sốt ABBA ở Australia, đĩa đơn này cũng đã giúp ABBA chiếm lĩnh thị trường Anh khi nó đứng vị trí #1 trên bảng xếp hạng Anh, nhưng ở Billboard Hot 100 của Mỹ nó lại bị tụt hạng xuống vị trí thứ 35 so với tác phẩm trước đó là S.O.S và I do I do I do I do.

ABBA trên đỉnh cao của danh vọng

Cuối năm 1975, ABBA tung ra album Greatest Hits đầu tiên, album này đã đứng vị trí #1 ở Anh, #2 của Đức và #48 tại Billboard 200 album chart ở Mỹ, album này bán được trên một triệu bản. Đĩa đơn Fernando trích từ album này đã mở đường cho thời kì huy hoàng của ABBA, Fernando được viết bởi Benny and Bjorn được thể hiện bởi Anni_Frid. Fernando đã vươn lên vị trí số một tại mười bốn quốc gia trên toàn thế giới (bao gồm cả Anh và Đức), riêng ở Úc, ca khúc này đã vượt qua Hey Jude của ban nhạc huyền thoại Beatles để trở thanh ca khúc đứng đầu bảng xếp hạng lâu nhất trong lịch sử của đất nước (14 tuần, trong khi Hey Jude là 13 tuần) và cho đến nay chưa ai vượt qua được kỉ lục này ở Úc và "Fernando" đã trở thành một trong những ca khác thành công nhất của ABBA trong năm 1976 khi nó tiêu thụ được 6 triệu bản trên toàn thế giới và cho đến ngày nay đã tiêu thụ được 10 triệu bản. Cũng trong năm 1976, ABBA vinh dự nhận những giải thưởng âm nhạc đầu tiên "album thành công nhất của năm" cho Greatest Hits và "thu âm xuất sắc nhất trong năm" cho Fernando.

Thành công của ABBA không dừng lại ở đó khi album Arrival ra đời vài năm 1976, nó đã vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng ở hầu hết tất cả các bảng xếp hạng Châu Âu và Úc, album này cũng là album đầu tiên của ABBA lọt vào top 20 của Billboard 200 album chart và nhận giải album vàng ở Mỹ, đồng thời ở Châu Á nó cũng vươn lên vị trí thứ 3 ở Nhật. Ở Anh, Arrival nhận giải album hay nhất của năm của Brit Awards trao tặng đưa ABBA lên vị trí chòm sao bắc đẩu của năm 1976

Những Single trích từ album này như Knowing me Knowing you và Money Money Money tiếp tục thay Fernando làm mưa làm gió trên bảng xếp hạng và đĩa đơn bom tấn Dancing queen của ABBA cũng ra đời trong năm này, chiếm trọn bảng xếp hạng 14 quốc gia trên thế giới không chỉ ở các nước Châu Âu như Anh, Đức,..., Dancing queen còn chiếm luôn cả vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard hot 100. Đĩa đơn này còn trở thành đĩa đơn được yêu thích nhất ở Anh trong suốt từ khi nó ra đời đến nay, Dancing Queen đứng ở vị trí thứ #171 trong danh sách 500 bài hát hay nhất mọi thời đại, vị trí #148 trong 365 bài hát của thế kỉ.

Sau thành công của hai album Greatest Hitsvà Arrival, ABBA thực hiện cuốn phim tài liệu đầu tiên ABBA-the movie ở Úc và nó được trình chiếu vảo năm 1977. Sau khi thực hiện xong bộ phim, ABBA tiếp tục cho ra đời album tiếp theo ABBA-The album, Album này tiếp tục nuốt trọn các bảng xếp hạng album của các quốc gia ở Châu Âu, đồng thời vươn lên được vị trí thứ 14 trên bản xếp hạng Billboard 200 album chart vị trí cao nhất mà các album của ABBA vươn tới được trong suốt thời gian hoạt động tại mỹ. Hai bài hát đáng chú ý của album này đó là Take a chance on me và The name of the game đều chiếm vị trí số 1 ở Anh và nhiều nước châu Âu khác, mặc dù Take a chance on me chỉ hạ cánh ở vị trí thứ ba trên billboard hot 100 nhưng nó cũng là đĩa đơn bán chạy nhất của ABBA ở Mỹ nhiều hơn cả Single Dancing Queen.

Theo wikipedia.org